Vì sao nên sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân hóa học?

Vì sao nên sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân hóa học?

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc sử dụng phân bón là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, sử dụng phân hóa học gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe con người. Đó là lý do tại sao sử dụng phân bón vi sinh đang trở thành một xu hướng được ưa chuộng và được coi là một giải pháp thay thế tốt hơn cho phân hóa học. Hãy cùng Dế Mèn đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Thành phần phân bón vi sinh gồm những gì?

Vi sinh vật chọn lọc

Thành phần của phân bón vi sinh chủ yếu là các chủng vi sinh vật được chọn lọc qua quá trình nghiên cứu và đánh giá nghiêm ngặt về hoạt tính sinh học của chúng. Chúng bao gồm các vi sinh vật có lợi cho đất và thực vật như:

  • Vi sinh vật cố định đạm: Có chức năng cố định nitơ trong không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng sử dụng.
  • Vi sinh vật chuyển hóa lân: Có khả năng phân giải hợp chất phốt pho khó tan thành dạng dễ tan  để cung cấp cây trồng dễ hấp thụ.
  • Vi sinh vật phân giải cellulose: Chúng được lựa chọn nhờ chức năng phân giải cellulose giúp tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất.
Phân bón vi sinh chứa vi sinh vật có lợi
Phân bón vi sinh chứa vi sinh vật có lợi

Chất mang

Chất mang hay chất dẫn là môi trường mà vi sinh vật được cấy vào để sinh trưởng và phát triển. Môi trường này hoàn toàn không chứa các chất gây hại cho vi sinh vật có lợi, con người và môi trường.

Có hai dạng chất dẫn:

  • Chất dẫn vô cơ: Bột xương, bột lân, apatit, vỏ sò…
  • Chất mang hữu cơ: Phế thải nông nghiệp, than bùn, rác thải các loại…
  • Các chủng vi sinh vật phức tạp khác: Chúng là những chủng vi sinh vật có trong thành phần của phân bón vi sinh nhưng lại không thuộc nhóm vi sinh vật được chọn lọc.

So sánh phân vi sinh và phân hóa học

Phân bón vi sinh và phân hóa học có những khác biệt quan trọng về thành phần và tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

So sánh phân bón vi sinh và phân bón hóa học
So sánh phân bón vi sinh và phân bón hóa học

Dưới đây là một số so sánh giữa hai loại phân này:

Đặc điểm Phân bón vi sinh Phân bón hóa học
Thành phần Gồm các vi sinh vật có lợi như vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, phân giải cellulose,… Gồm các chất hóa học cung cấp dưỡng chất cho cây như lân, đạm, kali,…
Công dụng
  • Cải tạo và làm đất màu mỡ tơi xốp.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Giúp cây trồng hấp thụ dưỡng chất trong đất tốt hơn, tăng năng suất.
  • Tăng sức đề kháng bảo vệ cây trước các loại sâu bệnh.
  • An toàn thân thiện với con người và môi trường.
  • Tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Tăng năng suất cây trồng
  • Kích thích rễ phát triển, cây ra hoa nhanh.
Phân loại Phân loại theo thành phần vi sinh vật có trong phân. Có 3 loại cơ bản: lân, đạm, kali.
Phương pháp sử dụng Bón trực tiếp vào đất hoặc trộn vào hạt giống, các loại phân bón khác. Bón trực tiếp vào đất.
Cách dùng Dùng trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Tùy vào mỗi giai đoạn mà dùng những loại phân khác nhau.
Giá cả Khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ cho 3000 – 5000m2 cây trồng. Khoảng 50.000 – 70.000 VNĐ/kg, dùng để bón 1kg/m2/lần.
Lưu ý
  • Hạn sử dụng ngắn: 1-6 tháng. Riêng phân bón vi sinh Dế Mèn có hạn sử dụng dài: 2 năm. 
  • Nhiệt độ bảo quản không quá 30 độ C để vi sinh vật trong phân có chất lượng tốt nhất.
  • Mang lại hiệu quả nhanh nhưng không lâu dài. Theo thời gian đất trồng sẽ bị bạc màu.
  • Không nên lạm dụng vì phân hóa học ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường.

Vì sao nên sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân bón hóa học

Việc sử dụng phân vi sinh vật không những có lợi cho cây trồng, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn có thể thay thế phân bón hóa học, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống. Lý do nhiều bà con sử dụng phân vi sinh thay thế phân hóa học như sau:

  • Việc sử dụng phân vi sinh giúp cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
  • Các chế phẩm sinh học này giúp tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất bằng cách tăng hàm lượng kali và photpho trong đất.
  • Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường của hàm lượng NO3.
  • Giảm các vấn đề ô nhiễm từ việc lạm dụng phân bón hóa học.
  • An toàn cho sức khỏe con người và động vật.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón cho người tiêu dùng cho nhà nông do giá thành thấp hơn so với phân hóa học.
Nên sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân bón hóa học
Nên sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân bón hóa học

Phân vi sinh Dế Mèn – chế phẩm thay thế phân hóa học hiệu quả

Một trong những chế phẩm sinh học hiệu quả không thể không nhắc đến phân bón vi sinh Dế Mèn. Vậy phân vi sinh Dế Mèn có những ưu điểm gì nổi bật so với các dòng phân vi sinh trên thị trường hiện nay:

  • Thành phần bổ sung hàm lượng vi sinh vật cao hơn so với sản phẩm thường.
  • Có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, ra hoa nhanh, tránh rụng trái, phòng sâu bệnh,…từ đó giúp tăng sản lượng cũng như chất lượng nông sản.
  • Ngoài tác dụng với cây trồng, phân bón vi sinh Dế Mèn còn cải tạo đất bạc màu, đất nhiễm phèn, giúp đất thêm phì nhiêu, màu mỡ.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư cho phân bón khác vì phân vi sinh Dế Mèn có công dụng đa dạng. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng mà còn phòng sâu nấm, trị các loại bệnh trên cây như: thán thư, nứt thân xì mủ, vàng lá,…
  • Phân bón vi sinh trên thị trường có hạn sử dụng ngắn từ 1 – 6 tháng còn chế phẩm sinh học Dế Mèn có hạn sử dụng lên đến 2 năm.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại cao nên phân bón Dế Mèn có khả năng hòa tan trong nước lên đến 99%, giúp bà con tiết kiệm thời gian tưới tiêu khi sử dụng với béc quay.

Phân bón vi sinh ra đời mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân. Hãy cùng Dế Mèn tận dụng thật tốt những chế phẩm sinh học này để mang lại cuộc sống chất lượng và thân thiện với môi trường hơn nhé! Bà con có nhu cầu mua phân bón vi sinh, hãy liên hệ ngay Dế Mèn qua fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn hoặc hotline 0866 590 969 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *