Phân bón là được xem là yếu tố rất quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Hiện nay, có ba loại phân bón chính được sử dụng: phân bón vi sinh, phân bón hóa học và phân hữu cơ. Trên thực tế, mỗi loại phân bón có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh sự khác biệt 3 loại phân này và tìm hiểu tại sao phân bón vi sinh Dế Mèn là một lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Khái niệm phân bón vi sinh
Phân vi sinh vật là loại phân được tạo ra từ các chủng vi sinh vật có ích trong đất. Trong quá trình sản xuất phân vi sinh, các vi sinh vật có lợi được trộn lẫn với chất hữu cơ để chúng bảo vệ cây trồng.
Đặc điểm chung của phân bón vi sinh bao gồm:
- Tất cả đều chứa các vi sinh vật có lợi, tuy nhiên thời gian tồn tại của chúng bị hạn chế và phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài.
- Có nhiều loại phân vi sinh vật khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với các giống cây trồng khác nhau.
- Phân vi sinh tuyệt đối an toàn cho người, cây trồng và vật nuôi.
Phân bón hóa học là gì?
Phân hóa học còn gọi là phân vô cơ. Thành phần là khoáng chất hoặc hóa chất tổng hợp từ tự nhiên. Các hợp chất này chứa các dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng muối khoáng. Mục đích của việc sử dụng phân hóa học là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng suất.
Phân bón hóa học có chứa nhiều nguyên tố đa, trung lượng và vi lượng như N, P, K, Ca, Cu. Những khoáng chất này rất cần thiết cho cây trồng. Hiện nay có 3 loại phân vô cơ cơ bản là lân, đạm và kali. Chúng có thể được trộn lẫn với nhau tùy thuộc vào mục đích và chức năng của chúng.
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là các hợp chất hữu cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp. Phân bón làm từ phân động vật, phân người, than bùn, các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt hoặc phụ phẩm nông nghiệp. Phân hữu cơ chứa các nguyên tố đa, trung, vi lượng giúp tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất nhờ cung cấp thêm chất mùn, chất hữu cơ và bổ dưỡng.
Để làm phân hữu cơ, người ta ủ rác, phân chuồng, than bùn, tàn dư thực vật và các phụ phẩm nông nghiệp. Hoặc có thể hiểu là phân bón hữu cơ làm từ phế thải nông nghiệp. Vì vậy phân bón hữu cơ không những mang lại hiệu quả trong canh tác nông nghiệp mà còn bảo vệ môi trường sống.
So sánh phân vi sinh với phân hóa học và phân hữu cơ
Để biết được phân bón vi sinh có điểm gì khác biệt so với phân bón hóa học và phân bón hữu cơ, bà con hãy tham khảo ngay bảng dưới đây.
Đặc điểm | Phân bón vi sinh | Phân hóa học | Phân hữu cơ |
Nguồn gốc | Từ các chủng vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây. | Được sản xuất từ hóa chất hoặc khoáng chất trong thiên và tổng hợp lại. | Từ phân động vật, con người, xác bã thực vật. Chúng phải trải qua quá trình hoai mục. |
Hàm lượng dinh dưỡng | Chứa các dinh dưỡng thiết yếu và vi sinh vật chuyển hóa dinh dưỡng cho cây | Hàm lượng dinh dưỡng tuy cao nhưng mỗi loại phân chỉ chứa một loại dinh dưỡng nhất định. VD: phân đạm chỉ chứa đạm. | Dinh dưỡng ít nên chỉ sử dụng để tăng độ tơi xốp cho đất. Tuy nhiên dùng nhiều đất sẽ bị chua. |
Cách sử dụng | Bón trực tiếp, hồ rễ cây hoặc trộn vào hạt giống. | Bón lên đất hoặc hòa tan với nước. | Bón trực tiếp vào đất. |
Thời gian bảo quản | Ngắn và còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan. | Thời gian bảo quản lâu. | Sau khi ủ nên dùng luôn, bảo quản trong thời gian ngắn. |
Như vậy, từ bảng trên có thể thấy phân vi sinh có nhiều điểm khác biệt so với phân hữu cơ và phân hóa học. Phân bón vi sinh sẽ chứa thêm các loại vi sinh vật chuyển hóa dinh dưỡng cho cây trồng. Đây chính là ưu điểm nổi bật của phân vi sinh so với hai loại phân trên nên được phát triển để phục vụ cho canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Tại sao nên sử dụng phân bón vi sinh Dế Mèn?
Phân bón vi sinh Dế Mèn đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà con. Đầu tiên, phân bón Dế Mèn chứa số lượng vi sinh vật cao hơn rất nhiều so với các dòng phân vi sinh trên thị trường. Chính vì thế, sản phẩm của Dế Mèn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, cải tạo đất, giúp đất màu mỡ tơi xốp. Bên cạnh đó, phân Dế Mèn còn phòng tránh các bệnh hại trên cây như vàng lá, nứt thân xì mủ, thán thư, thối rễ,…
Thứ hai, phân vi sinh Dế Mèn có khả năng hòa tan lên đến 99% nên bà con tiết kiệm được thời gian tưới tiêu khi sử dụng với béc quay. Ngoài ra với khả năng hòa tan đấy phân sẽ dễ dàng thẩm thấu hoàn toàn vào đất.
Thứ ba, thời hạn sử dụng của phân bón vi sinh Dế Mèn được đánh giá cao hơn hẳn so với những dòng phân vi sinh khác. Cụ thể thời hạn sử dụng của sản phẩm Dế Mèn lên tới 2 năm còn dòng phân cùng loại khác chỉ từ 1 – 6 tháng.
Thứ 4, với việc sử dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học Dế Mèn không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng mà còn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Kết luận
Trong bài viết trên, Dế Mèn đã đưa ra được những điểm khác biệt giữa phân bón vi sinh với phân hóa học và phân hữu cơ. Hi vọng với những thông tin hữu ích đấy bà con có thể lựa chọn loại phân bón phù hợp với nhu cầu cây trồng của mình. Bà con có nhu cầu mua phân bón vi sinh, hãy liên hệ ngay Dế Mèn qua fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn hoặc hotline 0866 590 969 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng