Bệnh tuyến trùng là mối nguy hại lớn cho cây trồng, chúng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến trong các mùa vụ thế nhưng không ít bà con vẫn còn lúng túng trong việc phòng trị loại dịch hại này. Chính vì thế, trong bài viết này, Dế Mèn sẽ cung cấp cho bà con những thông tin về tuyến trùng và cách diệt trừ chúng, phương pháp phòng trừ tuyến trùng bằng chế phẩm Trichoderma Dế Mèn hiệu quả.
Tuyến trùng là gì?
Tuyến trùng được biết đến là một loại động vật không xương sống thuộc ngành Giun tròn (Nematodes). Kích thước của tuyến trùng rất nhỏ (hơn 1mm) và chỉ có thể quan sát được chúng dưới kính hiển vi. Loại sinh vật này có thể thích nghi và sinh sống được ở nhiều môi trường khác nhau, có thể biến đổi linh hoạt khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
Tuyến trùng được phân chia thành hai loại chính. Bao gồm:
- Tuyến trùng có lợi: Các loại vi sinh, giun ức chế và hỗ trợ phân giải.
- Tuyến trùng có hại: Các nhóm tuyến trùng ký sinh trên thực vật.
Hình thức ký sinh của tuyến trùng ở rễ cây trồng
Tuyến trùng có thể sinh trưởng và tồn tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau như độ pH, độ ẩm, lượng oxi có trong đất, số lượng rễ cây,… Nếu rễ cây phát triển tốt thì chúng sẽ có mật độ cao hơn. Thông thường, nhóm tuyến trùng gây hại thường ký sinh theo 3 hình thức chính như sau:
- Nội ký sinh: Đây là hình thức tuyến trùng ký sinh bằng cách chui vào trong bộ rễ của cây trồng và gây hại bộ rễ. Chúng chính hút các tế bào rễ tạo ra những nốt sần ở trên rễ cây. Vì thế, nhóm tuyến trùng gây hại này còn có tên gọi khác là tuyến trùng nốt sần.
- Bán nội ký sinh: Với hình thức này, phần đầu của tuyến trùng chui vào trong rễ cây tạo ra những nốt sần còn phần thân thì nằm ở môi trường đất.
- Ngoại ký sinh: Ở hình thức này, tuyến trùng ký sinh bằng cách sống ngoài môi trường đất hoặc nước. Chúng hút chích rễ cây làm cho cây gặp tình trạng thối nhũn.
Các dấu hiệu nhận biết tuyến trùng ký sinh trên rễ
Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ rễ của cây trồng khiến cho rễ xuất hiện nhiều nốt sần, tắc nghẽn, bị phình lên và dần bị thối rữa. Nếu chỉ để đến khi đào lên và phát hiện thấy cây bị tuyến trùng xâm nhập thì đã quá muộn. Chính vì thế bà con cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết cây bị tuyến trùng phá hoại thông qua những đặc điểm như sau:
- Cây phát triển chậm, héo úa, còi cọc, nhìn thiếu sức sống.
- Cây bị tuyến trùng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước, chất dinh dưỡng nên có hiện tượng xoắn lá, vàng lá, lá rụng sớm và chết mầm.
- Rễ cây kém phát triển, còi cọc.
Ngoài ra, nếu trên diện tích một vườn có mật độ tuyến trùng gây hại không tập trung thì các triệu chứng trên cây cũng sẽ biểu hiện không đồng đều khiến cho bà con rất khó phát hiện.
Một số loại cây thường gặp bệnh tuyến trùng
Bệnh tuyến trùng trên cây sầu riêng
Đối với cây sầu riêng, bệnh tuyến trùng thường xuất hiện khi cây trồng được khoảng 6-8 tháng. Bệnh tuyến trùng làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém hơn. Các biểu hiện của bệnh tuyến trùng trên cây sầu riêng:
- Trên thân: Cây còi cọc, lá vàng, héo rũ. Cây phát triển chậm và độ phân lóng của nhánh ngắn do mạch chuyển dinh dưỡng bị tắc nghẽn.
- Dưới gốc: Các rễ cám u sần, phù lên hoặc mềm nhũn, biến dạng khác thường.
Bệnh tuyến trùng trên cây mai
Đối với cây mai, tuyến trùng gây hại sinh sống tại các mô tế bào, chúng hút chích các độc tố vào rễ cây. Từ đấy làm cho các mạch dẫn bị tắc nghẽn và xuất hiện các nốt u sần. Một số biểu hiện của cây mai khi bị tuyến trùng xâm nhập:
- Trên thân: Vàng lá, xoăn lá và lá bị rụng dần. Bên cạnh đó, thân cây sẽ còi cọc, héo úa, không có sức sống.
- Dưới gốc: Rễ cây mai xuất hiện các nốt u sần và bị biến dạng do mạch dẫn dinh dưỡng và nước bị tắc nghẽn.
Bệnh tuyến trùng trên cây cà phê
Tuyến trùng tấn công và chính hút hệ thống rễ tơ, rễ nhỏ trên cây cà phê khiến cho rễ bị thối, chết dần từ khúc chớp rễ. Cây không hút được nước và dinh dưỡng dẫn đến héo dần rồi chết. Biểu hiện của bệnh tuyến trùng trên cây sầu riêng như sau:
- Trên thân cây: Cây lùn còi cọc, lá xuất hiện nhiều vết đốm sau đó lá chuyển thành màu vàng, các nhánh non bị mất, cành, thân không phát triển, cây chết dần.
- Dưới gốc: Rễ cây biến thành màu vàng sau đó chuyển dần sang nâu. Hệ thống rễ tơ, rễ nhỏ bị thối khiến cây không thể hút được dinh dưỡng và nước.
Nếu phát hiện các giống cây trong vườn nhà mình có những biểu hiện như trên thì bà con nên nhanh chóng dùng chế phẩm trị tuyến trùng như Trichoderma Dế Mèn để cứu chữa cho cây nhanh chóng phục hồi bình thường và phát triển.
Tác hại của bệnh tuyến trùng đối với cây trồng
Khi tuyến trùng xâm nhập và tấn công vào rễ cây thì chúng không làm cây chết ngay lập tức nhưng sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của cây. Những biểu hiện trên có thể xuất hiện rải rác hay đồng đều tùy thuộc và mật độ xuất hiện của tuyến trùng trong vườn.
Không chỉ dừng lại ở đấy, khi tuyến trùng tấn công và tàn phá rễ cây trong thời gian dài thì chúng còn gây ra các vết thương hở trên bề mặt rễ cây, mở đường cho các vi sinh vật, nấm gây hại khác xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
Các biện pháp trừ bệnh tuyến trùng trên rễ an toàn
Sự tấn công của bệnh tuyến trùng lên rễ cây gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho nhà vườn. Chính vì thế, việc phát hiện sớm bệnh trùng và tìm ra ra được các giải pháp phòng trừ tuyến tuyến trùng hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Phù thuộc và hiện trạng của cây trồng và điều kiện kinh tế mà bà con áp dụng những biện pháp phòng trị tuyến trùng khác nhau.
Biện pháp canh tác khoa học
Áp dụng các phương pháp canh tác cây trồng hợp lý và khoa học là một trong những cách ngăn chặn tuyến trùng hình thành hiệu quả. Cụ thể biện pháp canh tác khoa học như sau:
- Áp dụng phương pháp trồng luân canh các loại cây với nhau để ngăn chặn sự phát triển cũng như lây lan của bệnh tuyến trùng ở rễ.
- Nên chọc lọc kỹ càng và sử dụng các loại giống có khả năng chống chịu tốt, khả năng kháng bệnh cao. Bên cạnh đó, bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn câu nhà mình để phát hiện sớm tù những dấu hiệu đầu tiên. Từ đó tìm được ngay cách xử lý phù hợp, tránh bệnh lây lan trên diện rộng.
- Nên bón những loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục với Trichoderma, không nên quá lạm dụng vào phân bón vô cơ. Áp dụng các giải pháp tưới tiêu nước hợp lý, tránh tưới nước quá nhiều gây dư độ ẩm tạo điều kiện cho tuyến trùng xuất hiện.
- Khi làm đất canh tác, bà con nên giữ lại ít cỏ trong vườn. Việc này giúp làm phân tán mật độ tuyến trùng gây hại cây trồng.
- Những cây bị tuyến trùng tấn công, bà con nên thu dọn, đem đi tiêu hủy và dọn dẹp sạch khu đất đấy. Xử lý khu vực đất bị tuyến trùng hại bằng cách bón vôi để tiêu diệt những tuyến trùng còn sót lại.
- Sử dụng các chế phẩm phòng trị tuyến trùng như Trichoderma Dế Mèn để bón gốc định kỳ cho cây.
Phòng trừ bệnh tuyến trùng bằng biện pháp vật lý
Đây là biện pháp trị tuyến trùng được thực hiện dựa trên sự thích nghi của tuyến trùng với môi trường và nhiệt độ. Cách thức này có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng của tuyến trùng, ngoài ra còn tiêu diệt được những nhóm tuyến trùng cơ bản.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ. Hầu hết các loại tuyến trùng không thể tồn tại được ở môi trường có nhiệt độ vượt trên 600°C. Chính vì thế, áp dụng phương pháp xử lý nhiệt để diệt trừ tuyến trùng sẽ mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng, với giải pháp này cần có chi phí cao và tốn nhiều thời gian so với những cách làm khác. Thế nên, dựa vào điều kiện kinh tế của mình mà bà con lựa chọn biện pháp phòng trị bệnh tuyến trùng phù hợp.
Biện pháp sinh học – thiên địch của tuyến trùng
Biện pháp xử lý sinh học là biện pháp trị bệnh tuyến trùng dựa theo nghiên cứu những loại thiên địch của tuyến trùng. Sử dụng thiên địch nhằm kiểm soát, xử lý cây bị bệnh tuyến trùng mang lại hiệu quả cao, giúp hạn chế mật độ tuyến trùng gây hại trên rễ cây. Dưới đây là một số giống cây được xem là “khắc tinh” của tuyến trùng, bà con có thể tham khảo:
- Cây bông cúc vạn thọ.
- Cây cà chua.
- Cây củ đậu.
- Cây ruốc cá.
- Cây thầu dầu.
- Cây khoai tây.
- Cây sầu đâu rừng.
Phòng trị tuyến trùng bằng Trichoderma Dế Mèn
Một trong những biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh tuyến trùng là sử dụng Trichoderma Dế Mèn. Trichoderma Dế Mèn chứa các chủng nấm đối kháng có khả năng ức chế sự phát triển của tuyến trùng và những tác nhân gây bệnh khác trên rễ cây. Khi bón hoặc tưới cho cây, nấm Trichoderma sẽ tạo ra các chất kháng sinh tự nhiên để đối phó với tuyến trùng và tăng cường sức khỏe của rễ cây.
Để sử dụng Trichoderma Dế Mèn phòng trừ bệnh tuyến trùng, bà con thực hiện như sau:
- Cây cần diệt trừ bệnh tuyến trùng: Pha 1kg Trichoderma Dế Mèn với 200 lít nước, tưới trực tiếp vào đất theo tán cây, 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
- Phòng bệnh tuyến trùng: 1kg Trichoderma Dế Mèn pha với 400 lít nước, tưới 3-4 lần/năm để phòng ngừa các loại nấm bệnh.
Trichoderma Dế Mèn giúp phục hồi những cây bị u bướu do tuyến trùng gây ra. Từ đó giúp bộ rễ hạn chế tối đa các bệnh do tuyến truyền gây ra và giúp rễ phát triển tốt hơn. Ngoài ra Trichoderma Dế Mèn còn giúp cân bằng độ pH trong đất, đất sẽ tơi xốp, thông thoáng hơn. Đặc biệt Trichoderma Dế Mèn có nguồn gốc hoàn toàn 100% từ tự nhiên, an toàn cho môi trường, con người và được đánh giá là giải pháp trị bệnh tuyến trùng hiệu quả cao.
Để mua Trichoderma hay các loại phân bón chất lượng cao, bà con vui lòng liên hệ với Dế Mèn qua hotline 0866 590 969 hoặc fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn để được hỗ trợ tốt nhất.
Kết luận
Để trị bệnh tuyến trùng trên cây hiệu quả, bà con cần nhận biết và nhận thức về tuyến trùng, áp dụng các biện pháp phòng trị phù hợp và chủ động trong chăm sóc, kiểm tra cây trồng thường xuyên. Trên đây là những chia sẻ chi tiết những thông tin quan trọng về tuyến trùng và cách phòng trị bệnh tuyến trùng an toàn, hiệu quả. Hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bà con trong việc diệt trừ tuyến trùng cho cây trồng.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng