Phân vi sinh vật không còn là khái niệm mới trong canh tác nông nghiệp bền vững. Với khả năng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất, phân bón vi sinh góp phần nâng cao sản cũng như chất lượng nông sản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách bón phân vi sinh vật cho năng suất cao nhất và những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón này.
Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì?
Bón phân vi sinh vật có mục đích chính là tăng cường hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất. Vi sinh vật có thể bao gồm vi khuẩn, nấm, và các loại vi sinh vật khác.
Khi được bón vào đất, chúng giúp phân hủy các chất hữu cơ thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo ra các chất dinh dưỡng và cải thiện cấu trúc đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Từ đó tăng sức đề kháng cũng như thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Ngoài ra, phân bón vi sinh vật còn giúp giảm đi các bệnh hại, sâu nấm truyền qua đất, phân hủy các hợp chất độc hại còn đọng lại trong đất.
Sử dụng phân vi sinh vật có thể thay thế được lượng phân lân, phân đạm hóa học từ 50-100% tùy theo loại cây trồng. Hơn nữa phân bón vi sinh làm giảm lượng độc tố NO3 còn tồn đọng nên giúp nông sản không bị nhiễm độc. So với phân bón hóa học, đặc biệt là Urê thì giá phân bón vi sinh rẻ hơn nên hiệu quả kinh tế thu được cũng cao hơn.
Phân vi sinh vật phù hợp với loại cây nào?
Phân bón vi sinh vật được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây ăn trái, lúa, ngô, chè, rau xanh đến các loại cây cảnh,… Phân vi sinh có tác dụng chậm hơn so với phân hóa học nên được dùng chủ yếu để bón lót đối với cây trồng ngắn ngày.
Còn đối với các loại cây được thu hoạch theo mùa vụ cần bón bổ sung phân vi sinh sau thu hoạch. Khi bón phân vi sinh vật cho cây ăn trái nên bón ở 2 thời kỳ, mưa xuân (khoảng tháng 3-4) và mưa ngâu (khoảng tháng 7-8) nhằm tận dụng độ ẩm từ các đợt mưa, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn.
Cách bón phân vi sinh vật chi tiết nhất
Phân vi sinh được bón như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất luôn là câu hỏi của nhiều bà con nông dân. Dưới đây, Dế Mèn sẽ hướng dẫn bà con cách bón phân vi sinh chi tiết.
Chọn loại phân bón vi sinh phù hợp: Trên thị trường có nhiều loại phân vi sinh vật khác nhau. Hãy chọn loại phân có thành phần dinh dưỡng phù hợp với yêu cầu của cây trồng và mục đích sử dụng. Bà con có thể lựa chọn phân bón vi sinh Dế Mèn, phân vi sinh đang được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Một số dòng phân bón vi sinh phổ biến như: Trichoderma Dế Mèn, Humic vi sinh Dế Mèn, Nano đồng,… Các dòng phân vi sinh của công ty Dế Mèn có chất lượng đảm bảo, đa công dụng nên nhà nông yên tâm khi sử dụng cho cây trồng.
Xác định liều lượng phân bón: Dựa vào loại cây và diện tích trồng, xác định lượng phân bón vi sinh vật cần sử dụng. Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tư vấn chuyên gia để có sự định lượng chính xác. Bà con nên lựa chọn thương hiệu có bao bì với đầy đủ thông tin, hướng dẫn, hạn sử dụng,… như công ty phân bón vi sinh Dế Mèn.
Bón phân: Phân vi sinh vật có thể được áp dụng trực tiếp vào đất, trộn với hạt giống hoặc phun lên lá cây. Tuỳ thuộc vào loại cây và yêu cầu dinh dưỡng, bà con có thể áp dụng bón phân theo từng hàng hoặc bón đều trên toàn bộ khu vực trồng.
- Đối với cây lâu năm và cây ăn trái: Sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, bón phân vi sinh theo đường kính tán cây. Bạn rắc phân và rải một lớp đất mỏng phủ đều lên trên với liều lượng 1-2kg/gốc.
- Cây chè: Bà con bón phân trực tiếp vào rãnh giữa 2 luống cây với lượng 0,2-0,3kg/gốc cây.
- Cây lúa: Trộn đều phân vi sinh vật với mầm mạ trước khi gieo với liều lượng 2kg/sào mạ cấy. Sử dụng phân vi sinh để bón sau khi làm cỏ đợt 1 và bón lót với đối với cây lúa. Khi bón 10kg/sào Bắc bộ giảm được 50% phân lân và phân ure.
- Cây ngô: Bà con nên bón lót trước khi gieo hạt với liều lượng 10kg/sào Bắc bộ cùng 50% lượng phân lân, 50% lượng phân ure theo quy trình. Khi ngô ra tầm 3-4 lá, bón thêm 10kg phân vi sinh/sào Bắc bộ và tiến hành vun gốc.
- Cây rau: Chủ yếu dùng để bón lót với lượng 10-15kg/sào Bắc bộ có thể thay thế được 50-100% lượng phân ure.
- Cây cảnh: Đối với cây cảnh trồng trong chậu, bạn trộn 2-3kg đất bột với 1kg phân vi sinh vật để bón cho 10 chậu.
Làm ẩm đất: Sau khi áp dụng phân bón, đảm bảo đất được tưới tiêu đều để kích thích hoạt động của vi sinh vật và giúp chất dinh dưỡng thẩm thấu vào rễ cây trồng.
Lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh vật
Bà con muốn thu được hiệu quả cao khi sử dụng phân bón vi sinh thì trong quá trình bón phân nên hạn chế dùng phân vô cơ (phân hóa học). Phân vi sinh vật chứa vi si sống hoạt động nên thời hạn sử dụng không được lâu. Bạn nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp: mùa hè 1 tháng còn mùa đông 1,5 tháng.
Để thu được hiệu quả bón phân cao cần hạn chế bón phân vi sinh thay cho phân hóa học. Phân vi sinh có chứa các vi sinh vật sống hoạt động nên không bảo quản được lâu, bảo quản nơi thoáng mát. Sau khi bón phân cần giữ đất luôn được ẩm để vi sinh vật có trong phân hoạt động tốt hơn. Với đất chua nên bón vôi trước 2 – 3 ngày rồi mới bón phân. Không trộn phân vi sinh vật với phân vô cơ hoặc tro bếp khi sử dụng để tránh làm chết vi sinh vật.
Kết luận
Bón phân vi sinh vật là một phương pháp hiệu quả để cải thiện năng suất cây trồng trong nông nghiệp. Bằng cách cung cấp dinh dưỡng và kích thích hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất, phân bón vi sinh vật giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và đạt được năng suất cao.
Để bón phân vi sinh vật một cách hiệu quả, hãy tuân thủ các bước hướng dẫn, chọn loại phân bón phù hợp với loại cây trồng và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Đồng thời, cần lưu ý các quy định an toàn và kết hợp với các biện pháp chăm sóc cây trồng khác.
Bà con có nhu cầu mua phân bón vi sinh, hãy liên hệ ngay Dế Mèn qua fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn hoặc hotline 0866 590 969 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng