Nấm đối kháng Trichoderma được biết đến như là một “phương thuốc” hữu hiệu cho cây trồng bởi những tác dụng tuyệt vời của chúng. Trichoderma không chỉ tiêu diệt các loại nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt mà còn làm đất tơi xốp, màu mỡ. Chính vì thế chế phẩm sinh học này được bà con sử dụng rộng rãi trong canh tác sản xuất. Dưới đây là những cách sử dụng nấm đối kháng Trichoderma cho từng loại cây đúng chuẩn để nâng cao hiệu quả.
Nấm đối kháng Trichoderma là gì?
Nấm Trichoderma là loại loại nấm thường xuất hiện ở cùng rễ thực vật có tên đầy đủ là Trichoderma spp. Nấm Trichoderma được xác định là Đó là tên của chủng kháng khuẩn đối kháng được tìm thấy trong rễ cây. Đã xác định được 33 loài nấm đối kháng Trichoderma, hầu hết các loài này đều có khả năng sinh kháng sinh ức chế và tiêu diệt các loại nấm và tuyến trùng trong đất.
Tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma
Trichoderma tiết ra enzyme ngăn chặn và tiêu diệt các loại nấm Fusarium sp, Phytophthora sp, Pythium sp, Sclerotium,… giúp phòng tránh, kiểm soát bệnh vàng lá, xì mủ, thối rễ, chết chậm, héo rũ,…
Bên cạnh đó, Trichoderma còn có cơ chế sinh ra kháng thể lan truyền đến tất cả các bộ phận của cây trồng, giúp tiêu diệt các loại nấm gây hại trên lá, cành, tán cây,… mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Trichoderma được cho là nhà máy sản xuất enzyme tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy sợi cellulose và các hợp chất khác như protein, pectin, amylopectin và chitin thành các chất dinh dưỡng dễ tan mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ.
Trichoderma cộng sinh tốt với các vi sinh vật có lợi trong đất như vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm,… tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi, tăng trưởng giúp làm tăng độ tơi xốp của đất.
Nấm Trichoderma còn được sử dụng để trộn với phân hữu cơ và các loại chế phẩm sinh học khác,… bón vào đất để kiểm soát nấm bệnh và cải thiện tính chất lý của đất. Nhờ đó, đất được tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, màu mỡ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật đối kháng và vi sinh vật có ích phát triển. Ngoài ra còn hạn chế sử dụng thuốc BVTV hay phân hóa học và phục hồi rễ, tăng cường khả năng phát triển rễ mới.
Trong quá trình ủ phân chuồng, tàn dư thực vật, việc bổ sung Trichoderma vào nguyên liệu ủ giúp giảm mùi hôi, đẩy nhanh quá trình phân hủy, rút ngắn thời gian ủ phân.
Cách sử dụng nấm đối kháng Trichoderma cho từng loại cây
Các chế phẩm nấm Trichoderma hiện được sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Tùy vào đối tượng cây trồng và mục đích sẽ có những cách và liều lượng sử dụng khác nhau.
Xử lý đất bằng Trichoderma
Để cải tạo tình trạng đất bạc màu, thoái hóa, liều lượng sử dụng chế phẩm Trichoderma được khuyến khích khoảng 1kg/1000m2. Tuy nhiên bà con không nên dùng chung với vôi vì trong vôi có chất kháng khuẩn sẽ gây chết nấm Trichoderma.
Khi bà con trồng cây trong chậu nên trộn nấm Trichoderma với đất hoặc giá thể để tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi, giữ cho đất và giá thể trồng không có mầm bệnh. Liều lượng chế phẩm Trichoderma bà con cần dùng cho 1m3 đất trồng/giá thể là 1kg.
Có thể thấy nấm Trichoderma là loại vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng nên bà con không cần lo lắng về việc dùng quá liều lượng mà hãy sử dụng thường xuyên.
Sử dụng chế phẩm Trichoderma tưới gốc
Sử dụng Trichoderma để tưới gốc rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Bà con có thể pha 100g với 10 lít nước sạch rồi tưới hỗn hợp Trichoderma vào quanh gốc cây. Đối với những cây bị tuyến trùng ở rễ thì đây là một biện pháp khắc phục mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, bà con có thể rải trực tiếp 100g Trichoderma xung quanh gốc hoặc trộn với phân trùn quế để bón thúc, định kỳ 20-30 ngày/lần bà con rải một lần.
Dùng nấm đối kháng Trichoderma để tưới cây
Để sử dụng chế phẩm Trichoderma tưới cây, bà con pha 100g với 10 lít nước và tưới đều cho cây, có thể phun lá mà không cần tưới gốc. Để áp dụng phương pháp này nhà nông cần sử dụng loại Trichoderma có độ hòa tan cao như Trichoderma Dế Mèn để tránh đóng cặn trong béc quay hay bình phun tưới.
Sử dụng Trichoderma cho cây rau màu
Đối với các loại rau như rau ăn củ quả, rau ăn lá thì bà con có thể trộn dùng Trichoderma để trộn cùng với đất, giá thể trồng hoặc trộn cùng phân hữu cơ để bón thúc cho cây. Trong trường hợp sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn đất hay giá thể, nhà nông sử dụng với liều lượng 1kg cho 1000m2.
Cách dùng nấm đối kháng Trichoderma cho hoa lan
Áp dụng Trichoderma cho hoa lan, bà con cần hòa tan trong nước sạch rồi phun trực tiếp dung dịch lên hoa. Nhà nông có thể pha với liều lượng 100g với 10 lít nước rồi tưới hoặc phun đều trên lá, thân, gốc cây.
Trong trường hợp pha chung với các loại phân bón khác như dịch chuối, đạm cá,… bà con pha theo tỷ lệ 50g trichoderma với 10l nước và 60ml phân bón khác, sau đó tưới đều cho cây. Giải pháp này có thể hỗ trợ cây phòng bệnh và sinh trưởng tốt, bà con nên sử dụng định kỳ 1 lần/tháng.
Nấm đối kháng Trichoderma tưới gốc hoa hồng
Bạn có thể trộn chế phẩm Trichoderma cùng giá thể trồng khi thay đất, thay chậu cho cây hoặc có thể trực tiếp rải hay hòa với nước tưới lên gốc cây hoa hồng.
Khi bà con dùng nấm đối kháng Trichoderma phun, tưới trực tiếp lên cây hoặc bón gốc, liều lượng khuyến cáo sử dụng là 100g pha với 10l nước. Hoặc bạn cũng có thể trộn 200g chế phẩm Trichoderma với 1kg phân trùn quế rồi bón vào gốc cây.
Kết luận
Trên đây Dế Mèn đã chia sẻ những cách sử dụng nấm đối kháng Trichoderma phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Hy vọng với những thông tin hữu ích như trên, bà con có thể dùng chế phẩm Trichoderma hiệu quả cho cây trồng của mình và đạt năng suất cao nhất.
Nếu bà con muốn mua Trichoderma hay các loại phân bón chất lượng cao, vui lòng liên hệ với Dế Mèn qua hotline 0866 590 969 hoặc fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn. của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng