Nấm đối kháng Trichoderma được sử dụng phổ biến trong canh tác nông nghiệp hữu cơ nhờ khả năng phòng trừ mầm bệnh của chúng. Để hiểu rõ hơn Trichoderma ngăn ngừa và tiêu diệt nấm bệnh như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nấm đối kháng Trichoderma là gì?
Nếu không phải là nông dân thường xuyên canh tác, trồng trọt thì chắc hẳn đây là một khái niệm mới mẻ đối với bạn. Nấm Trichoderma là một cái tên vô cùng quen thuộc đối với những ai thường xuyên canh tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nấm đối kháng Trichoderma là một loại nấm thuộc họ Hypocreaceae tồn tại hầu hết trong tất cả các loại đất. Đây là một chủng nấm đối kháng có chức năng kiểm soát các loại vi sinh vật và nấm gây hại trên cây trồng. Đặc biệt, nấm đối kháng Trichoderma cho hiệu quả rất cao đối với các nấm gây bệnh thối rễ thông dụng như Rhizoctonia, Pythium và Fusarium.
Phân loại nấm đối kháng Trichoderma
Dựa trên khả năng đối kháng, nấm Trichoderma hiện nay có khoảng 33 loài. Trong đó, những loại có tính đối kháng cao phải kể đến như: T. harzianum, T.hamatum, T.viride, T.atroviride, T. minutisporum,…
Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia, Trichoderma spp. là chủng nấm có thể tồn tại ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Mặc dù thế, tùy thuộc vào môi trường mà các loài nấm Trichoderma sẽ có sự phân bố khác nhau. Ví dụ như Trichoderma viride có mặt ở vùng khí hậu lạnh còn Trichoderma harzianum lại có mặt ở vùng khí hậu nóng.
Cơ chế phòng nấm bệnh của Trichoderma
Trichoderma có một số cơ chế quan trọng giúp chúng phòng trừ nấm bệnh và bảo vệ cây trồng khỏi các đợt tấn công. Dưới đây là các cơ chế hoạt động quan trọng của nấm đối kháng Trichoderma.
Ký sinh lên nấm bệnh gây hại
Các loại nấm đối kháng Trichoderma có khả năng nhận diện được các loại nấm bệnh gây hại. Sau khi xác nhận được mầm bệnh có hại cho cây trồng, nấm Trichoderma sẽ sản sinh sợi nấm bao bọc xung quanh nấm có hại và tiết chất độc diệt trừ nấm bệnh.
Đối với tuyến trùng, nấm đối kháng Trichoderma sẽ quấn quanh và xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng qua đường hậu môn, hút miệng, cơ quan sinh dục làm chúng biến dạng và chết đi. Sử dụng chế phẩm Trichoderma sẽ làm hạn chế sự xuất hiện của tuyến trùng trên cây trồng. Ngoài dùng Trichoderma phòng tuyến trùng, bà con có thể sử dụng Nematop Dế Mèn để tiêu diệt hoàn toàn tuyến trùng trên cây.
Xem thêm: Chế phẩm sinh học Nematop Dế Mèn chuyên trị tuyến trùng.
Cạnh tranh dinh dưỡng của nấm bệnh
Nấm Trichoderma có khả năng sản xuất rất nhiều chất kháng, enzyme nên chúng sẽ sử dụng nhiều dinh dưỡng từ đất như đạm, khoáng chất và hữu cơ. Dẫn đến nấm bệnh không có thức ăn để phát triển và sau đó làm mật độ nấm bệnh trong đất giảm dần.
Xâm lấn môi trường sống của nấm bệnh
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của nấm Trichoderma rất nhanh nên khi được bón lên đất chúng sẽ nhanh chóng xâm chiếm không gian sống của các loài nấm gây hại. Hơn nữa, với khả năng chống chịu tốt, chúng có thể tồn tại ở điều kiện độ ẩm từ 40-70%, pH từ 3-8 và chịu được nhiệt độ lên đến 45oC. Khi các điều kiện bất lợi của môi trường hay trong quá trình canh tác, mầm bệnh sẽ chết đi còn nấm đối kháng Trichoderma vẫn sinh trưởng và lấn chiếm không gian mà nấm gây hại để lại.
Sản xuất enzyme phá vỡ lớp vỏ bọc của nấm bệnh
Trong quá trình ký sinh lên nấm bệnh hay cạnh tranh môi trường sống. Tại vị trí tiếp xúc, nấm Trichoderma sẽ sản xuất enzyme phá vỡ lớp vỏ của nấm gây hại, làm biến dạng và tiêu diệt chúng. Các enzyme được sản xuất chủ yếu là chitinase, protease, hydrolase, glucanase, mannanase.
Sản xuất kháng sinh tiêu diệt nấm bệnh
Các chủng nấm đối kháng Trichoderma khác nhau sẽ sản sinh các loại chất kháng sinh khác nhau và tiêu diệt những loại vi khuẩn, nấm gây hại khác nhau. Theo khoa học có khoảng hơn 18 loại kháng sinh được tìm thấy. Các chất này có chức năng ức chế mật độ của nấm bệnh trong đất và tăng cường hoạt động của enzyme phân giải vách tế bào nấm gây bệnh.
Kích thích cây trồng phát triển và chống chịu nấm bệnh
Các chất hữu cơ, tàn dư thực vật trong đất sẽ được phân giải nhanh chóng nhờ sự hiện diện của nấm đối kháng Trichoderma. Các chất vô cơ như lân, đạm cũng được Trichoderma chuyển hóa từ dạng khó tan thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Từ đó làm cho đất tăng độ tơi xốp, màu mỡ giúp cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao hơn. Nấm Trichoderma còn giúp phòng ngừa, diệt trừ các nấm bệnh gây hại ở rễ cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh, phân nhánh mạnh và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Kết luận
Trichoderma là một loại nấm đối kháng quan trọng trong việc phòng trừ nấm bệnh trong nông nghiệp và trồng trọt. Cơ chế hoạt động của Trichoderma bao gồm ký sinh lên nấm bệnh, cạnh tranh dinh dưỡng, xâm lấn môi trường sống của nấm bệnh, sản xuất enzyme phá vỡ lớp vỏ bọc, sản xuất kháng sinh và kích thích sự phát triển của cây trồng.
Khi sử dụng Trichoderma, cần lưu ý chọn loại phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ hướng dẫn sử dụng, kết hợp với các biện pháp khác và đánh giá hiệu quả. Việc áp dụng đúng cách và chăm sóc kỹ lưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cây trồng và bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của nấm bệnh.
Nếu bà con muốn mua Trichoderma hay các loại phân bón chất lượng cao, vui lòng liên hệ với Dế Mèn qua hotline 0866 590 969 hoặc fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn. của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng