Nứt thân xì mủ là dạng bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc cây còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nếu không phòng ngừa đúng cách, bệnh sẽ tái đi tái lại khiến cây phát triển chậm, sức đề kháng yếu. Một trong những giải pháp giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo là sử dụng Trichoderma Dế Mèn. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách dùng Trichoderma Dế Mèn phòng ngừa nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nứt thân xì mủ trên sầu riêng
Cây sầu riêng là một loại cây ưa nhiệt, thích hợp sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp khi canh tác sầu riêng là bệnh nứt thân xì mủ. Bệnh này gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cây sầu riêng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Tác nhân gây nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Nấm Phytophthora palmivora là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nứt thân xì mủ, chảy nhựa trên cây sầu riêng. Nấm gây bệnh hầu hết trên các bộ phận của cây như thân, lá, rễ, cành, hoa và quả. Chúng gây hại lên cây từ giai đoạn vườn ươm tới lúc cây trưởng thành, ra hoa.
Nhờ nước và gió mà nấm Phytophthora palmivora có thể phân tán được khắp mọi nơi. Chúng di chuyển nhờ vào roi. Bào tử nấm Phytophthora palmivora tồn tại trong đất lên tới 6 năm, có khả năng tồn tại và thích nghi ở mọi điều kiện môi trường khác nhau. Khi gặp thời tiết mưa to, gió nhiều, bào tử nấm dễ dàng phát triển mạnh và lây lan nhanh. Nếu vườn bị ngập úng càng lâu thì tình trạng bệnh càng nặng.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến nứt thân xì mủ
Cây có vết thương hở: Đối với những cây bị tuyến trùng sâu bọ tấn công hoặc cây bị mất cân đối dinh dưỡng nên rễ bị kích quá mức. Điều này gây ra những vết thương hở trên rễ và tạo điều kiện cho nấm Phytophthora palmivora xâm nhập.
Lạm dụng phân bón vô cơ: Việc bà con sử dụng quá mức phân bón hóa học sẽ làm chết những vi sinh vật có lợi trong đất nên nấm Phytophthora palmivora dễ dàng phát triển nhanh hơn.
Liếp rộng, mô thấp, thoát nước kém, pH thấp, đất không thoáng khí: Khi tưới nước quá nhiều hoặc mưa lớn thì rễ cây rất dễ bị ngập úng và dẫn đến việc rễ bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ xâm nhiễm hơn. Hơn nữa ngập úng còn làm tăng khả năng lây lan bệnh nhanh hơn.
Xử lý nghịch vụ: Làm giảm sức đề kháng, chống chịu của cây.
Không tỉa bớt cành, lá: Tán cây quá rậm rạp sẽ làm tăng độ ẩm, đây cũng là môi trường để nấm bệnh phát triển.
Triệu chứng nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Các bộ phận trên cây sầu riêng bị ảnh hưởng bởi bệnh nứt thân xì mủ gồm: thân, cành, lá, quả, rễ. Triệu chứng của bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng thường bao gồm những đặc điểm sau:
Trên rễ: Rễ non, rễ tơ thối sẽ có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây kém phát triển. Sau đấy nấm Phytophthora palmivora sẽ lây lan đến các phần rễ lớn và từ từ chuyển lên phía trên phần thân gây chảy nhựa, phần lá chuyển sang màu vàng, cây chết dần.
Trên thân và cành: Khi nấm Phytophthora palmivora xâm nhập trên thân, nới vết bệnh ban đầu sẽ hơi đổi sang màu sẫm hơn như thấm nước. Sau đấy trên thân cành chảy nhựa màu nâu trên bề mặt vỏ. Bệnh nứt thân xì mủ lan dần vào bó mạch nên khi bà con cạo một lớp vỏ sẽ thất phần gỗ có màu nâu dọc theo thân và cành.
Trên lá: Ban đầu lá xuất hiện những đốm như bị bỏng nước, sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. Lá nhanh chuyển sang màu vàng, ít ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Bào tử nấm Phytophthora palmivora lây lan ở những lá cạnh bên, lá bị nhũn, khô dần và rụng đi sau vài ngày.
Trên quả: Ban đầu trên quả xuất hiện vài chấm nhỏ màu nâu đen, sau ít ngày nấm lây lan nhanh và phần đốm nâu phát triển thành hình tròn hoặc loang lổ màu nâu đen trên vỏ. Khi quả già sẽ bị nứt ở vết bệnh, phía trong phần thịt bị thối, xuất hiện nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh, quả sầu rụng trước khi chín.
Phòng bệnh bằng phương pháp canh tác
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng, việc áp dụng phương pháp canh tác đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp canh tác hiệu quả để phòng bệnh.
- Lựa chọn giống cây chất lượng: Chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, có khả năng chống chịu với bệnh tốt. Giống cây khỏe sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn khi gặp bất kỳ sự tác động nào từ vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Xử lý sạch nấm bệnh trong đất trước khi trồng cây. Bà con nên làm rãnh thoát nước, đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập úng khi vào mùa mưa.
- Tùy vào giống cây mà bà con bố trí khoảng cách trồng cây thích hợp, để cây đón đủ ánh nắng, giảm áp lực xuất hiện và phát sinh bệnh nứt thân xì mủ.
- Khi trồng cây, nhà nông nên trồng trên luống cao, không đào hố trồng. Làm luống trồng sầu riêng theo hướng Đông Tây để cây nào cũng nhận đủ ánh nắng.
- Tùy vào điều kiện đất mà tưới nước với mức hợp lý, nguồn nước tưới tiêu đảm bảo sạch sẽ, không chứa mầm bệnh.
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh nứt thân xì mủ sớm. Đối với những cây sầu riêng bị bệnh nên nên kịp thời cắt tỉa cành bệnh. Vệ sinh vườn sạch sẽ, làm cỏ vùng gốc để đất thông thoáng, cắt bớt cành gần sát đất.
- Phủ gốc bằng cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây, không phủ gốc bằng xơ dừa.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa, thuốc trừ sâu. Thay vào đó bà con nên tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục bằng Trichoderma Dế Mèn nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
- Rải vôi xung quanh gốc sầu riêng, quét vôi lên thân cây ( từ mặt đất lên cao khoảng 1m, quét vôi vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa nắng).
- Xử lý đất, cải tạo đất phèn, tăng độ tơi xốp cho đất bằng Trichoderma Dế Mèn.
- Dinh dưỡng cân đối cho cây, bổ sung trung vi lượng đầy đủ, đặc biệt vào mùa mưa.
Phòng nứt thân xì mủ bằng Trichoderma Dế Mèn
Tại sao nên phòng nứt thân xì mủ bằng Trichoderma Dế Mèn? Trichoderma Dế Mèn được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng định kỳ hằng năm để phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng. Trong chế phẩm của Dế Mèn chứa các chủng nấm Trichoderma khỏe mạnh được chọn lọc kỹ càng có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora palmivora. Chính vì thế khi bà con bón hoặc tưới Trichoderma Dế Mèn cho cây sầu riêng sẽ làm ức chế hoạt động của nấm Phytophthora palmivora, ngăn chặn nứt thân xì mủ.
Cách dùng Trichoderma để phòng ngừa nứt thân xì mủ như sau: 1kg Trichoderma Dế Mèn pha với 400 lít nước, tưới 3-4 lần/năm để phòng ngừa các loại nấm bệnh.Tưới gốc nấm Trichoderma Dế Mèn cho cây thường xuyên, mỗi năm từ 3 lần: đầu năm, giữa năm và cuối năm.
Đối với những cây đã bị bệnh nứt thân xì mủ, bà con nên sử dụng bộ sản phẩm đặc trị DE.01 và DE.02 của Dế Mèn để tiêu diệt hoàn toàn nấm bệnh, không tái lại, khô nhanh liền sẹo nhanh, thẩm thấu mạnh và không cần cạo vỏ.
Kết luận
Tóm lại, việc phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng cực kỳ quan trọng để nâng cao chất lượng cũng như năng suất cây trồng. Sử dụng Trichoderma Dế Mèn là một giải pháp hiệu quả, an toàn và bền vững để phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ. Hãy lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín như Dế Mèn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp trong việc áp dụng phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cho cây sầu riêng của bà con.
Để mua Trichoderma hay các loại phân bón vi sinh chất lượng cao, bà con vui lòng liên hệ với Dế Mèn qua hotline 0866 590 969 hoặc fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
Bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ Dế Mèn DE.01 và DE.02
Hướng dẫn điều trị dứt điểm nứt thân xì mủ nhanh chóng
Bật mí bộ đôi thuốc đặc trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả
Kỹ sư Dế Mèn hướng dẫn bà con Tây Nguyên xử lý nứt thân xì mủ
Bà con Tây Nguyên nói gì sau khi dùng Trichoderma Dế Mèn?
Kỹ sư Dế Mèn hỗ trợ bà con Tây Nguyên tưới đạm cá cho sầu riêng