Trichoderma Dế Mèn – phòng ngừa vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng hiệu quả

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng

Vàng lá thối rễ là một trong những vấn đề đáng lo ngại trên cây sầu riêng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Để đảm bảo được chất lượng cũng năng suất quả sau khi thu hoạch, nhà nông cần nắm vững các giải pháp điều trị phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng dứt điểm. Một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả đó chính là sử dụng chế phẩm Trichoderma Dế Mèn. Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết sau đây.

Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma được biết đến là một loại nấm đối kháng, có tên đầy đủ là Trichoderma spp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các loại nấm Trichoderma đều có lợi cho cây trồng do khả năng đối kháng và chống lại các loại nấm gây bệnh. Đặc biệt, nó còn có thể diệt được nhiều loại nấm gây bệnh thối rễ như: Rhizoctonia, Fusarium và Pythium.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-1
Một số chủng nấm Trichodema

Nói theo cách dễ hiểu hơn thì Trichoderma là “thiên địch” của các loại nấm gây hại. Các chế phẩm có chứa Trichoderma được đánh giá là thuốc trừ nấm bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Cơ chế phòng nấm bệnh của Trichoderma

Trichoderma có một số cơ chế quan trọng giúp chúng phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ và bảo vệ cây sầu riêng khỏi các đợt tấn công. Dưới đây là các cơ chế hoạt động quan trọng của nấm đối kháng Trichoderma.

Ký sinh lên nấm bệnh gây hại

Các loại nấm đối kháng Trichoderma có khả năng nhận diện được các loại nấm bệnh gây hại. Sau khi xác nhận được mầm bệnh có hại cho cây trồng, nấm Trichoderma sẽ sản sinh sợi nấm bao bọc xung quanh nấm có hại và tiết chất độc diệt trừ nấm bệnh.

Đối với tuyến trùng, nấm đối kháng Trichoderma sẽ quấn quanh và xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng qua đường hậu môn, hút miệng, cơ quan sinh dục làm chúng biến dạng và chết đi. Sử dụng chế phẩm Trichoderma sẽ làm hạn chế sự xuất hiện của tuyến trùng trên cây trồng. Ngoài dùng Trichoderma phòng tuyến trùng, bà con có thể sử dụng Nematop Dế Mèn để tiêu diệt hoàn toàn tuyến trùng trên cây.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-2
Ký sinh lên nấm bệnh gây hại

Cạnh tranh dinh dưỡng của nấm bệnh

Nấm Trichoderma có khả năng sản xuất rất nhiều chất kháng, enzyme nên chúng sẽ sử dụng nhiều dinh dưỡng từ đất như đạm, khoáng chất và hữu cơ. Dẫn đến nấm bệnh không có thức ăn để phát triển và sau đó làm mật độ nấm bệnh trong đất giảm dần.

Sản xuất enzyme phá vỡ lớp vỏ bọc của nấm bệnh

Trong quá trình ký sinh lên nấm bệnh hay cạnh tranh môi trường sống. Tại vị trí tiếp xúc, nấm Trichoderma sẽ sản xuất enzyme phá vỡ lớp vỏ của nấm gây hại, làm biến dạng và tiêu diệt chúng. Các enzyme được sản xuất chủ yếu là chitinase, protease, hydrolase, glucanase, mannanase.

Sản xuất kháng sinh tiêu diệt nấm bệnh

Các chủng nấm đối kháng Trichoderma khác nhau sẽ sản sinh các loại chất kháng sinh khác nhau và tiêu diệt những loại vi khuẩn, nấm gây hại khác nhau. Theo khoa học có khoảng hơn 18 loại kháng sinh được tìm thấy. Các chất này có chức năng ức chế mật độ của nấm bệnh trong đất và tăng cường hoạt động của enzyme phân giải vách tế bào nấm gây bệnh.

Xâm lấn môi trường sống của nấm bệnh

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của nấm Trichoderma rất nhanh nên khi được bón lên đất chúng sẽ nhanh chóng xâm chiếm không gian sống của các loài nấm gây hại. Hơn nữa, với khả năng chống chịu tốt, chúng có thể tồn tại ở điều kiện độ ẩm từ 40-70%, pH từ 3-8 và chịu được nhiệt độ lên đến 45oC. Khi các điều kiện bất lợi của môi trường hay trong quá trình canh tác, mầm bệnh sẽ chết đi còn nấm đối kháng Trichoderma vẫn sinh trưởng và lấn chiếm không gian mà nấm gây hại để lại.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-3
Xâm lấn môi trường sống của nấm bệnh

Kích thích cây trồng phát triển và chống chịu nấm bệnh

Các chất hữu cơ, tàn dư thực vật trong đất sẽ được phân giải nhanh chóng nhờ sự hiện diện của nấm đối kháng Trichoderma. Các chất vô cơ như lân, đạm cũng được Trichoderma chuyển hóa từ dạng khó tan thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Từ đó làm cho đất tăng độ tơi xốp, màu mỡ giúp cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao hơn. Nấm Trichoderma còn giúp phòng ngừa, diệt trừ các nấm bệnh gây hại ở rễ cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh, phân nhánh mạnh và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Dấu hiệu bệnh thối rễ vàng lá trên cây sầu riêng

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng thường có những biểu hiện sau:

Trên lá: Lá cây chuyển sang màu vàng, ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài cành, sau đó lan dần sang toàn bộ cây.

Dưới rễ: Bà con có thể nhận thấy các đầu rễ cám, rễ non bị thối, vỏ rễ bị bong và tuột ra khỏi phần lõi. Cây bệnh nặng phần rễ bị thối có màu nâu đen và có mùi hôi. Rễ cây sầu riêng bị thối khiến cây không thể hấp thụ dinh dưỡng và nước. Cây sầu riêng bị suy nhược, không phát triển tốt, không đi đột, lá chuyển sang vàng úa, trái rụng dần. Khi bộ rễ bị thối hoàn toàn cây sẽ chết.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-4
Dấu hiệu bệnh thối rễ vàng lá trên cây sầu riêng

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng là do các loại nấm bệnh như Fusarium, Phytophthora, tuyến trùng và Pythium xâm nhập vào hệ thống rễ cây thông qua đất và gây tổn thương. Thế nhưng nguồn gốc sâu xa gây nên bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng vẫn là do phương pháp chăm sóc của bà con không phù hợp.

Trước khi trồng giống mới nhà nông không xử lý đất vườn, hố trồng nên tuyến trùng, nấm bệnh có hại ở trong đất không bị tiêu diệt. Những tác nhân gây hại này tiếp tục phát triển và tấn công lên cây sầu riêng.
Đối với những vườn sầu riêng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mùa khô thường bị thiếu nước. Vì thế nhà nông thường làm mô trồng âm, vào mùa mưa độ ẩm rất lớn nên nấm bệnh dễ dàng phát sinh, gây vàng lá thối rễ.

Với các vườn sầu riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đất có thành phần sét cao nên khả năng thoát nước, thoáng khí kém. Sau những đợt mưa dài thường có tình trạng bị ứ đọng khiến cho rễ cây sầu riêng thiếu oxy để hô hấp, rễ phải hô hấp yếm khí. Cây bị ngộ độc rễ do chất độc sinh ra từ quá trình hô hấp hiếu khí không được hóa giải, khiến rễ bị tổn thương và từ đó tạo điều kiện cho nấm gây hại xâm nhập gây bệnh vàng lá thối rễ.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-5
Rễ cây bị ngập úng làm cho nấm bệnh dễ xâm nhập

Bà con sử dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài, thành phần chất độn trong loại phân này làm cho đất chai cứng, thoái hóa, tạo môi trường thuận lợi cho nấm gây hại phát triển.

Khi xử lý đất, bà con xử lý và diệt trừ hết cỏ trong vườn, làm cho mặt đất trống trơn nên rất dễ bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa. Bên cạnh đó khả năng thoát nước trong vườn kém, dễ ngập úng và làm chết rễ. Các vi sinh vật hữu hiệu sẽ bị bị tiêu diệt bởi thuốc diệt cỏ, đây là cơ hội để vi sinh vật gây hại bùng phát và tấn công lên rễ cây.

Đất bị phèn, bị chua: Đất chua hay đất có pH thấp dưới 5 làm giảm đi sự có ích của các khoáng chất cung cấp cho cây trồng. Đồng hời làm giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố Ca, Mg, K, N của rễ. Khi đất chua, các thành phần khoáng sét trong đất bị phá vỡ và giải phóng ra ion Nhôm tự do ảnh hưởng đến cây trồng, làm rễ cây bị chùn và bó, không phát triển được. Hệ rễ giảm sức đề kháng và nhiễm độc là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh tấn công gây vàng lá thối rễ.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng ở trên còn do một phần kỹ thuật trồng cây của bà con không đúng kỹ thuật. Trồng sầu riêng quá sâu khiến cây bị chôn chặt gây nghẹt cổ rễ.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-6
Lạm dụng phân bón hóa học

Khắc phục vàng lá thối rễ bằng biện pháp thủ công

Vàng lá thối rễ là tình trạng bệnh rất nguy hiểm và chúng có thời gian ủ bệnh khá lâu. Nấm bệnh tấn công khiến rễ bị thối, có màu đen và một thời gian sau cây ra đọt lá sẽ bị vàng. Dưới đây là các biện pháp thủ công nhằm ngăn ngừa bệnh vàng lá thối rễ lây lan trên diện rộng.

  • Đầu tiên chính là ngăn ngừa nguồn nấm bệnh xâm nhập vào vườn sầu riêng. Nguồn bệnh có thể thông qua từ các dụng cụ chăm sóc cây, xe cộ.
  • Biện pháp phòng ngừa bệnh: Bà con nên sử dụng giống cây sạch bệnh. Khi trồng nên chọn đất có khả năng thoát nước tốt, không bị nước tràn hay ngập úng. Đất phù hợp, tốt sẽ giúp cây phát triển bền vững.
  • Tiến hành các giải pháp vệ sinh vườn, xử lý sạch nguồn bệnh vàng lá thối rễ khi phát hiện chúng trong vườn.
  • Bà con cần lên liếp và làm mương thoát nước giữa các luống cây, tránh tình trạng ngập úng khi vào mùa mưa.
  • Tiến hành cắt tỉa bớt cành tạo tán để vườn cây thông thoáng hơn.
  • Giải pháp bón phân: Bà con nên bón phân đã được ủ hoai mục với nấm Trichoderma để nâng cao sức đề kháng cho cây trồng. Nếu đất chua bà con nên bón vôi bổ sung để độ pH đạt từ 5,5 – 6,5.
  • Tưới nước thường xuyên: Trong mùa khô, nhà nông cần tưới nước đầy đủ cho cây sầu riêng, hạn chế tưới lên tán cây. Nguồn nước tưới tiêu đảm bảo sạch sẽ không có nguồn bệnh.
trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-7
Cắt tỉa cành cây sầu riêng bị bệnh nứt thân xì mủ

Phòng ngừa vàng lá thối rễ bằng Trichoderma Dế Mèn

Thực hiện phòng ngừa vàng lá thối rễ bằng các biện pháp thủ công chỉ giúp vườn cây hạn chế nấm gây hại nhưng không diệt trừ hoàn toàn gốc rễ nguồn bệnh. Chính vì thế bà con nên sử dụng các giải pháp sinh học nhằm mục đích vừa loại bỏ triệt để bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng vừa nâng cao sức khỏe cho cây. Dưới đây là quy trình phòng ngừa vàng lá thối rễ trên cây bằng Trichoderma Dế Mèn hiệu quả.

Bước 1: Cắt tỉa bớt cành vàng

Để giảm sự thoát hơi nước, giảm áp lực lên rễ bà con nên cắt tỉa bớt các cành vàng. Bởi vì trong điều kiện này rễ cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng và nước nuôi cây. Nhà nông tiến hành cắt từ đỉnh đọt cây xuống từ 2-3 mắt lá để cây dễ ra lộc hơn khi phục hơn.

Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ ủ với Trichoderma Dế Mèn

Sau khi cắt tỉa bớt cành cây sầu riêng bị vàng lá bà con nên bổ sung thêm phân chuồng ủ với Trichoderma Dế Mèn. Mục đích bón phân hữu cơ vừa làm thức ăn cho nấm Trichoderma vừa tiêu diệt nấm gây bệnh thối rễ trên cây sầu riêng.

Tham khảo thêm: Cách phòng trị bệnh tuyến trùng tren cây sầu riêng bằng Trichoderma Dế Mèn.

Bước 3: Tưới Trichoderma Dế Mèn phòng ngừa vàng lá thối rễ

Đối với những cây bị bệnh vàng lá thối rễ thì bà con pha 1kg với 200 lít nước và sau 5-7 ngày thì tưới dặm lần 2. Phòng bệnh vàng lá thối rễ: 1kg Trichoderma Dế Mèn pha với 400 lít nước, tưới 3-4 lần/năm để phòng ngừa các loại nấm bệnh.Tưới gốc nấm Trichoderma Dế Mèn cho cây thường xuyên, mỗi năm từ 3 lần: đầu năm, giữa năm và cuối năm.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-9
Tưới Trichoderma Dế Mèn cho cây sầu riêng để phòng bệnh nứt thân xì mủ

Dế Mèn – địa chỉ cung cấp Trichoderma cao cấp

Dế Mèn là địa chỉ tin cậy và uy tín trong việc cung cấp chế phẩm Trichoderma Dế Mèn cao cấp. Công ty cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng, đúng quy cách và đảm bảo hạn sử dụng lâu dài. Khách hàng khi mua sản phẩm tại Dế Mèn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Công ty phân bón Dế Mèn thường xuyên triển khai các đợt khuyến mãi, giảm giá trong năm giúp bà con tiết kiệm tối đa chi phí.

Hơn nữa, với phương châm từ nhà máy đến nhà vườn, giá bán nấm Trichoderma tại Dế Mèn luôn cạnh tranh với thị trường. Với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, bà con hoàn toàn yên tâm khi mua chế phẩm Trichoderma tại Dế Mèn.

trichoderma-de-men-phong-vang-la-thoi-re-sau-rieng-10
Dế Mèn – địa chỉ cung cấp Trichoderma cao cấp

Ngoài ra, khi mua Trichoderma Dế Mèn bà con sẽ được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ các nhân viên, kỹ sư dồi dào kinh nghiệm, giúp bà con sử dụng Trichoderma Dế Mèn một cách hiệu quả và an toàn.

Nếu bà con muốn mua Trichoderma hay các loại phân bón chất lượng cao, vui lòng liên hệ với Dế Mèn qua hotline 0866 590 969 hoặc fanpage Phân bón vi sinh Dế Mèn. của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách phòng chống bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng bằng Trichoderma Dế Mèn hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ hữu ích với bà con trong việc chăm sóc sầu riêng. Để tiết kiệm thời gian, công sức và loại bỏ hoàn toàn bệnh vàng lá thối rễ trong vườn cây, bà con nên sử dụng Trichoderma Dế Mèn trong quá trình canh tác. Chúc bà con thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *